Tim thai và những thông tin phải biết để chăm sóc bà bầu tốt nhất

Trong suốt thời kỳ mang thai, tim thai giữ vai trò quan trọng, là một trong những dấu hiệu cho biết thai nhi có khỏe mạnh và phát triển bình thường hay không. Vậy, bạn biết gì về tim thai của con mình?


Tim thai hình thành như thế nào?

Ai cũng nghĩ tim thai hình thành rất muộn khi phôi thai đã phát triển. Thế nhưng, ngay từ ngày thứ 16, phôi thai đã xuất hiện "tiền đề" của tim thai. Đó là những mạch máu tạo thành ống dẫn của tim. Nó cũng bắt đầu đập do hoạt động co bóp như một quả tim thực thụ. Vào tuần thứ 4, tim thai cũng hoàn thiện hơn. Đến cuối tuần thai thứ 5, phôi thai hình thành nhiều tế bào hơn và bắt đầu có hình hài, thì một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ phát triển thành tim thai.

Sự phát triển của tim thai

Đến tuần thứ 7, tim thai lớn dần lên và bắt đầu phân chia thành buồng trái và buồng phải. Tim bắt đầu đập nhẹ và và đến tuần 12 thì gần như hoàn thiện. Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn và đến tuần thứ 16 đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24 lít/ngày. Lúc này, cấu tạo tim đã hoàn chỉnh và có thể đảm nhiệm chức năng của mình.

Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, tim thai tiếp tục phát triển cả về kích thước và khối lượng. Nhịp tim trung bình đạt được là 120 - 160 lần/phút, nhưng có thể đập nhanh đến 180 lần/phút.

Khi nào nghe được tim thai?

Ngay từ tuần thứ 6 - 7 thai kỳ, chuyên gia đã có thể giúp mẹ bầu nghe được tim thai của con mình. Tuy nhiên, ở một số thai nhi, đến khoảng tuần 8 - 10 của thai kỳ, bạn mới có thể nghe được tim thai.

Nhịp tim thai thế nào là khỏe mạnh?

Khi thai được 30 tuần tuổi trở lên, căn cứ vào nhịp đập của tim thai, các bác sĩ có thể biết được thai nhi có khỏe mạnh và có khả năng sống sót sau khi được sinh ra hay không. Nhịp tim thai bình thường dao động từ 120 - 160 lần/phút. Ngoài chỉ số này, tức là thai nhi đã có nhưng bất thường, cần được theo dõi



- Nhịp tim thai trên 160 lần/phút: được coi là nhanh và khi nhịp tim thai lến đến 180 lần/phút, sẽ được coi là nhanh trầm trọng. Đó có thể là do mẹ mắc bệnh (bị rối loạn nhịp tim, sốt cao…) hoặc do thai nhi có bệnh lý về tim mạch.

- Nhịp tim thai dưới 120 lần/phút: được coi là chậm và khi nhịp tim dưới 80 lần/phút thì được gọi là chậm trầm trọng. Nhịp tim thai chậm gây nguy hiểm cho thai nhi hơn là nhịp thai nhanh, bởi có thể đó là biểu hiện suy thai. Cách giải quyết duy nhất là phải lấy thai ra càng sớm càng tốt.

- Nhịp tim thai hình sin (nhịp tim thai chậm muộn, giảm sớm…): Để đọc được nhịp tim thai của những thai nhi này, các chuyên gia thường phải gắn máy theo dõi và vẽ nhịp tim thành các biểu đồ. Dựa vào đó, các chuyên gia sẽ dự đoán được sức khỏe và tình trạng của thai nhi để đưa ra những biện pháp chăm sóc hữu hiệu nhất.
Phạm Nguyên

 




Avast logo

Phần mềm Avast antivirus đã kiểm tra virus cho email này.
www.avast.com


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nồi chiên không dầu 4,2L Tefal EY505D15

Máy sấy khô và tiệt trùng UV Elmich Babycare USE-8780

Máy lọc không khí LG Puricare 2 tầng 100㎡ (SafePlus) AS10GDWH0.ABAE