97% gia đình Mỹ có ít nhất 1 chai tương cà trong tủ lạnh
Châu Á là cái nôi của nhiều loại gia vị đặc sắc, nổi tiếng thế giới khác chứ không riêng gì tương cà.
Dù Heinz và Hunt's là 2 trong những nhãn hiệu sốt cà chua phổ biến nhất nước Mỹ, thứ gia vị được người dân xứ cờ hoa yêu thích lại có nguồn gốc xa tít tắp.
Theo National Geographic, thực dân Anh có thể đã bắt gặp loại sốt có thành phần nước mắm lên men ở Đông Nam Á vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18. Trong cuốn sách về ẩm thực được xuất bản năm 1732 bởi Richard Bradley, loại sốt này tham khảo triệt để từ món Bencoulin ở Đông Ấn.
Người Anh tỏ ra yêu thích nó, sau khi trở về, họ cố gắng ghi nhớ và tái tạo lại loại sốt đen lên men từ châu Á bằng các nguyên liệu như nấm, quả óc chó, hàu và cá cơm.
Cà chua chưa phải là thành phần chính của công thức cho đến năm 1812. Khi đó, nhà khoa học James Mease mới cho thêm cà chua (còn được gọi là táo tình yêu).
Ngoài ra, cái tên "ketchup" của loại sốt màu đỏ sậm này cũng có nguồn gốc từ châu Á, cụ thể hơn là Trung Quốc. Điều đó đã được khẳng định trong cuốn Pure Ketchup: A History of America’s National Condiment, của tác giả Andy F. Smith, giáo sư lịch sử ẩm thực ở New York.
Đến năm 1876, công ty Heinz (Mỹ) chính thức đưa tương cà chua đóng chai vào kinh doanh. Tuy nhiên, họ không sử dụng cà chua tươi, mà dùng bột cà chua. Và kể từ đó, định nghĩa ketchup được mặc định là của người Mỹ.
Một trong nhưng cái tên đầu tiên, được dùng nhiều nhất để gọi tương cà là "Ke-tsiap", có nghĩa là nước lấy từ cá muối chua. Dù chưa chính thức được công nhận nhưng có lẽ, nó có nguồn gốc từ cộng đồng người Hoa ở miền bắc Việt Nam.
Lần tới, nếu ai đó nói tương cà là của Mỹ khi ăn burger hoặc khoai tây chiên, hãy đính chính lại rằng: Nó là thứ gia vị có nguồn gốc châu Á!
Tham khảo N.S
Nhận xét
Đăng nhận xét